Hiện nay, có rất nhiều người đang tìm hiểu chi tiết về quy định xe kinh doanh vận tải. Điều này nhằm giúp khách hàng có được những sự hiểu biết nhất định khi sử dụng dịch vụ. Cùng Vận tải Sài Thành 24h cập nhật thông tin liên quan ngay trong bài viết hôm nay.
Xe kinh doanh vận tải là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Xe kinh doanh vận tải chính được quy định chính là việc điều hành xe vận tải để chở khách, hàng hóa trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
Theo đó, mọi cá nhân, đơn vị cung ứng xe kinh doanh vận tải cần đảm bảo tuân thủ luật pháp. Đồng thời, cần phải có kiến thức, sự am hiểu về việc vận tải để đảm bảo quá trình phục vụ an toàn nhất.
Chi tiết về quy định xe kinh doanh vận tải
Trong Quy định về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô theo Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP được đưa ra cụ thể như sau:
Kinh doanh vận tải bằng xe taxi tải
Việc sử dụng phương tiện xe ô tô có trọng trải từ 1.500kg trở xuống để chở người, hàng hóa và tính tiền bằng phần mềm được gọi là taxi tải. Tùy theo đơn vị kinh doanh dịch vụ khác nhau mà sẽ triển khai giá cược khác nhau nhằm mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.
Xe kinh doanh vận tải hàng siêu trường, siêu trọng
Đối với hàng hóa siêu trường, siêu trọng sẽ sử dụng các loại phương tiện phù hợp theo quy định riêng. Khi vận chuyển, lái xe cần mang mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm
Đối với hàng nguy hiểm, phương tiện dùng để vận chuyển thường đảm bảo về mặt an toàn, không gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Đồng thời, có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.
Kinh doanh vận tải rơ moóc
Theo đó, hàng hóa được vận chuyển bằng xe rơ moóc, công-ten-nơ,… được quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Xe cần phải có phù hiệu riêng, được niêm yết mọi thông tin theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Quy định dành cho đơn vị kinh doanh xe vận tải
Đối với đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe cần phải có trách nhiệm sắp xếp hàng hóa lên phương tiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đồng thời thực hiện cấp cho lái xe Giấy vận tải (Giấy vận chuyển) trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường.
Trong giấy vận tải cần phải có những thông tin xác nhận có hiệu lực như chữ ký, ghi rõ họ và tên, số lượng hàng đã xếp lên xe. Ngoài ra còn có thông tin người nhận hoặc đại diện hoặc cá nhân thực hiện việc xếp hàng, nhận hàng cụ thể.
Quy định dành cho lái xe điều khiển xe kinh doanh vận tải
Khi điều khiển xe kinh doanh vận tải, người lái xe cần phải mang theo Giấy vận tải bằng văn bản hoặc file phần mềm hợp lệ. Ngoài ra còn có giấy tờ xe, giấy tờ chủ thể theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Quy định xe kinh doanh vận tải không được chở hàng vượt quá khối lượng cho phép khi vận chuyển. Đặc biệt đối với việc vận chuyển xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự qua hầm đường bộ phải tuân thủ theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP đưa ra.
Kể từ ngày 01/7/2022, đơn vị kinh doanh thực hiện việc vận chuyển cần phải đảm bảo cung cấp nội dung tối thiểu của Giấy vận tải thông qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải. Điều này để đảm bảo được tính hợp lệ và thuận tiện cho quá trình di chuyển của xe kinh doanh hơn.