Kinh doanh vận tải hàng hóa

Hiện nay, ngành kinh doanh vận tải hàng hóa đang vô cùng phát triển và trở nên quan trọng trong đời sống. Và vận tải hàng hóa đã trở nên cấp thiết giúp liên kết các ngành nghề với nhau một cách dễ dàng. Cùng theo Vận Tải Sài Thành 24h để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề này trong bài viết hôm nay nhé.

kinh doanh vận tải hàng hóa

Tìm hiểu kinh doanh vận tải hàng hóa là gì?

Kinh doanh vận tải chính là việc sử dụng các phương tiện giao thông khác nhau để vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác có thu phí. Việc kinh doanh sẽ được thực hiện từ quá trình thu tiền của khách hàng hoặc người dùng có nhu cầu vận chuyển thông qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Xuất phát từ nhu cầu vận chuyển của mọi người trong đời sống trong việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Các đơn vị, cá nhân kinh doanh vận tải hàng hóa sẽ sử dụng những phương tiện phù hợp nhằm đáp ứng riêng. Từ chính nhu cầu đó mà ngành kinh doanh vận tải hàng hóa cũng đã ra đời.

Phân loại kinh doanh vận tải hàng hóa

Trong kinh doanh vận tải hàng hóa hiện được phân loại thành nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:

KDVT hàng hóa thông thường

Căn cứ Khoản 5 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/04/2020) quy định: Những mặt hàng hóa thông thường sẽ không thuộc các trường hợp như siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm, hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ.

KDVT hàng hóa bằng xe taxi tải

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/04/2020) quy định: Những mặt hàng hóa vận chuyển bằng xe taxi tải sẽ có trọng lượng từ 1.500 kg trở xuống được tính phí theo đồng hồ hoặc phần mềm trên xe. Đồng thời, phương tiện được niêm yết thông tin ở bên thành xe hoặc cánh cửa với chữ “TAXI TẢI”, số điện thoại liên lạc, tên đơn vị kinh doanh. 

KDVT hàng hóa siêu trường, siêu trọng

Căn cứ Khoản 2 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/04/2020) quy định: Những mặt hàng có kích thước lớn, trọng tải được vượt quá giới hạn quy định và không thể tháo rời. Khi vận chuyển, lái xe cần mang theo Giấy phép lưu hành (Giấy phép sử dụng đường bộ) do cơ quan có thẩm quyền cấp còn hiệu lực.

Kinh doanh vận tải hàng nguy hiểm

Căn cứ Khoản 3 Điều 9 Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/04/2020) quy định: Hàng hóa có chứa chất nguy hiểm gây hại đến sức khỏe, tính mạng người, môi trường, an ninh,… Khi vận chuyển cần có Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm do cơ quan có thẩm quyền cấp có hiệu lực theo quy định.

Có thể bạn quan tâm: Quy định xe kinh doanh vận tải

Cần thuê xe tải chở hàng 24h

Tuyến giao thông hỗ trợ kinh doanh vận tải hàng hóa

Hiện tại kinh doanh vận tải hàng hóa được chia thành 3 tuyến giao thông chính được kể đến như: 

  • Kinh doanh vận tải đường bộ: Hình thức này được xem là vô cùng thiết yếu trong đời sống con người. Mọi phương tiện đều có thể sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa như xe tải, xe ô tô, tàu hỏa, xe công ten nơ,… 
  • Kinh doanh vận tải đường thủy: Hình thức này cũng ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Phương tiện sử dụng vận chuyển chủ yếu là tàu thủy. 
  • Kinh doanh vận chuyển hàng không: Hình thức này có mức phí được đánh giá khá cao, phương tiện chủ yếu dùng để vận chuyển là máy bay dân dụng.

Như vậy bạn có thể thấy, việc kinh doanh vận tải hàng hóa đang vô cùng phát triển theo đúng nhu cầu của con người. Mỗi loại hình vận chuyển đều có những quy định, điều kiện riêng mang tính đặc thù. Từ đó, việc phục vụ cho mục đích vận chuyển cũng trở nên phù hợp hơn.